Tổng hợp 10+ những chấn thương trong bóng đá thường gặp

Bóng đá được xem là bộ môn thể thao vua thu hút hàng nghìn người hâm mộ quan tâm. Tuy nhiên theo Thống kê của các chuyên gia y tế thì đây cũng là môn thể thao có tỷ lệ chấn thương tương đối cao. Trong bài viết sau đây là những chấn thương trong bóng đá thường gặp mà bạn nên biết để có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Top 10 những chấn thương trong bóng đá thường gặp nhất

Bóng đá là một bộ môn thể thể thao đòi hỏi di chuyển nhiều, thao tác di chuyển và điều bóng mạnh mẽ. Chính vì điều này mà khi chơi bóng chúng ta không thể tránh khỏi những chấn thương lớn, nhỏ hay kể cả những chấn thương kinh hoàng trong bóng đá. Sau đây là những chấn thương thường gặp trong bóng đá bạn có thể tham khảo để có biện pháp phòng ngừa và xử lý một cách hợp lý.

1. Chấn thương đầu gối khi đá bóng

Chấn thương đầu gối trong bóng đá là một trong những chấn thương thương kinh hoàng trong bóng đá. Đồng thời đây cũng là một chấn thương khá phổ biến vì bộ môn thể thao này đòi hỏi người chơi phải vận động và di chuyển nhiều. Do đó khớp gối phải chịu một áp lực lớn và nguy cơ bị chấn thương sẽ rất cao.

Chấn thương đầu gối khi chơi bóng là chấn thương thường gặp
Chấn thương đầu gối khi chơi bóng là chấn thương thường gặp

Nguyên nhân của triệu chứng chấn thương thường gặp trong bóng đá này thường là do tình trạng sụn trên xương bánh chè bị suy giảm. Nó làm đau nhức dưới đầu gối, gây khó khăn trong việc di chuyển và điều khiển bóng. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể là do rách dây chằng trước hoặc sụn chêm do trong khi chơi bóng có sự thay đổi đột ngột về mặt phương hướng.

Các biểu hiện của việc chấn thương đầu gối trong bóng đá thường là đau dữ dội, sung to, không thể duỗi thẳng đầu gối, khớp gối không ổn định. Để điều trị chấn thương này cần sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol và các nhãn hiệu khác), aspirin (như Bayer), ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve). Hoặc bạn có thể đặt túi nước đá lên vùng gối bị chấn thương, không nên chơi bóng trong thời gian điều trị.

2. Chấn thương cơ háng là 1 trong những chấn thương trong bóng đá

Chấn thương háng khi chơi bóng đá  thường nguyên nhân là do  va chạm mạnh hoặc căng cơ quá mức. Việc điều trị chấn thương này đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn và nghỉ ngơi phù hợp. Đối với các trường hợp nặng thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để có chế độ chăm sóc phù hợp.

những chấn thương trong bóng đá
Những chấn thương thường gặp khi đá bóng trong đó có chấn thương háng

3. Chấn thương ngón chân cái khi đá bóng

Chấn thương ngón chân cái khi đá bóng là một loại chấn thương phổ biến đối với những người đam mê môn thể thao vua. Các chấn thương ở ngón chân cái thường do người chơi đi giày không thoải mái trong thời gian dài thi đấu khiến cho ngón chân bị chấn thương. Để tránh tình trạng này bạn nên sắm cho mình một đôi giày thoải mái có phần đệm chân phù hợp.

Ngoài ra đặc biệt không nên đá bóng bằng chân trần, nên thực hiện các bài tập kỹ năng trước khi chơi bóng. Nên chơi bóng trên sân cỏ và loại bỏ hết các vật cản trên mặt sân.

4. Chấn thương cổ chân khi đá bóng

Cấu tạo đặc thù của cổ chân gồm có xương và thống dây chằng. Khi chơi đá bóng cổ chân phải thực hiện các hoạt động thể lực mạnh và vận động liên tục nên việc bị chấn thương rất dễ xảy ra. Những chấn thương cổ chân thường gặp như bong gân, trật khớp hoặc nặng hơn có thể là gãy xương.

Để tránh chấn thương cổ chân thì người chơi cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chơi bóng vừa sức, tập luyện đá bóng theo đúng độ tuổi.
  • Trước khi chơi bóng cần khởi động cơ thể thật kỹ tránh một số các sự cố như chuột rút, căng cơ.
  • Nên đi giày phù hợp để giúp chân thoải mái
  • Nếu xảy ra chấn thương cổ chân cần có biện pháp xử lý kịp thời.
các chấn thương trong bóng đá
Chấn thương cổ chân là chấn thương kinh hoàng đối với những người chơi bóng đá

5. Chấn thương gót chân khi đá bóng

Trong quá trình chơi bóng chấn thương gót chân là một trong những chấn thương thường xuyên xảy ra. Để tránh chấn thương không đáng có ở gót chân khi tham gia đá bóng chúng ta cần loại bỏ các yếu tố như giày dép không thích hợp trong quá trình vận động. Ngoài ra có thể kết hợp tập luyện các bài tập luyện dẻo dai của cân gan chân. Nếu bạn bị chấn thương thương gót chân nặng thì nên đến khám tại các bệnh viện lớn.

6. Chấn thương mắt cá chân khi đá bóng

Theo Thống kê thì chấn thương mắt cá chân chiếm 13% trong các loại chấn thương khi chơi bóng. Đây là một con số đáng lưu tâm đối với những người chơi bóng. Mắt cá chân cùng với cổ chân là một cấu trúc hoàn hảo. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện và tham gia đá bóng những cú vào bóng đôi khi đặt một áp lực rất lớn lên cấu trúc này. Khi vượt quá giới hạn chịu đựng thì mắt cá chân sẽ bị tổn thương.

Những chấn thương mắt cá chân thường gặp gồm có: chấn thương phần dây chằng mắt cá phía bên ngoài, bong gân mắt cá chân, viêm màng hoạt dịch, giập mắt cá, gãy xương.

Đối với trường hợp chấn thương mắt cá chân thì chúng ta cần có trường hợp nghỉ ngơi hợp lý và làm theo yêu cầu của bác sĩ trị liệu.

7. Chấn thương bàn chân khi đá bóng

Bóng đá là một môn thể thao có sức hút mãnh liệt đối với phái mạnh. Tuy nhiên để chơi được môn thể thao này đòi hỏi người chơi phải vận động mạnh, biên độ chạy linh hoạt, những va chạm có thể xảy ra. Chính vì vậy mà việc xảy ra chấn thương là điều không thể tránh. Đặc biệt bàn chân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với bóng nên tỷ lệ chấn thương thường cao hơn các bộ phận khác.

Để tránh những chấn thương không đáng có ở bàn chân thì người chơi cần nắm rõ kỹ thuật chơi bóng và có bài tập luyện một cách phù hợp. Khi chơi bóng cần đi giày thoải mái, khởi động cơ thể trước khi chơi.

8. Chứng thoát vị

Đây là chấn thương phổ biến trong thể thao, đặc biệt trong bóng đá khi các cầu thủ phải thực hiện các pha sút xa, di chuyển nhanh và xoay người. Chứng thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho cầu thủ gặp khó khăn khi ngồi và di chuyển hoặc đau vùng háng. Ở giai đoạn này cầu thủ có thể chơi bóng nhưng để lâu thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Cách tốt nhất để ngăn chặn chứng thoát vị đĩa đệm chính là thường xuyên tập luyện vùng cơ ngang và xương chậu. Điều này sẽ giúp tăng sức chịu đựng của phần bụng đến xương chậu tốt hơn.

9. Chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước ACL

Dây chằng chữ thập chéo trước(ACL) nằm sâu trong khoảng đầu nối đầu gối giữa xương đùi và xương ống chân. Chức năng của nó là ngăn chặn việc di chuyển lên quá mức của cẳng chân trong mối liên hệ với đùi và bảo vệ sự xoay chuyển đầu gối. ACl có thể bị chấn thương bởi một số lý do khác như cầu thủ bị xoắn lại khi đáp xuống từ một cú nhảy hay đầu gối mở quá rộng. Chấn thương ACl còn do sự va chạm trực tiếp giữa hai cầu thủ trên sân

Để ngăn chặn chấn thương này thì bạn tập luyện với các dụng cụ thăng bằng như wobble board. Ngoài ra, nếu vướng phải chấn thương ACL thì người chơi cần được tư vấn từ các chuyên gia.

10. Chấn thương căng gân kheo

Trong quá trình vận động với cường độ cao, vùng bắp đùi có thể bị căng vượt quá giới hạn vì thế phần gân cơ đùi có thể bị rách. Một vết rách ở phần cơ đùi có thể xem là chấn thương gân kheo. Khi bị chấn thương gân kheo cầu thủ cần nghỉ ngơi và chườm đá trên bề mặt da. Sau đó nên đi khám và kiểm tra tình trạng chấn thương để có biện pháp xử lý kịp thời. Các cầu thủ chuyên nghiệp đối với tình trạng chấn thương này thường nghỉ ngơi từ 2 đến 3 tháng.

Trên là những chấn thương thương trong bóng đá thường gặp đối với những người yêu thích môn thể thao vua. Hy vọng những thông tin mà soikeo24.com cung cấp đã giúp bạn đọc có được những pháp phòng tránh chấn thương khi chơi bóng một cách phù hợp.

Từ khóa:

DMCA.com Protection Status Liên kết: Thabet | qh88 | qh 88 | johnwickvr.com