Cách kiểm tra nhiệt độ Laptop, nâng cao tuổi thọ của máy

Kiểm tra nhiệt độ Laptop giúp chúng ta biết được nhiệt độ nhiệt tại của máy tính đang là bao nhiêu, có ở mức giới hạn an toàn không, bởi nếu một chiếc máy tính ở tình trạng quá nóng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ hoạt động, năng suất cũng như tuổi thọ của máy cũng bị ảnh hưởng. Cùng soikeo24 tìm hiểu về cách kiểm tra nhiệt độ cho laptop của bạn nhé.

Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng máy tính

Chụp màn hình WIN 10 trên Laptop đơn giản

Tắt Cortana trên Window10 nhanh nhất

Nếu bạn đang sử dụng máy tính xách tay – laptop và sử dụng trong một thời gian dài khoảng từ 5 tiếng mà không có máy nghỉ ngơi, điều này sẽ khiến cho CPU nóng lên, dẫn tới giảm tuổi thọ của máy. Việc máy tính quá nóng cũng khiến cho laptop làm việc chậm chạp hơn, có thể đứng hoặc treo trong quá trình sử dụng.

Trong trường hợp này chúng ta cần có những biện pháp để làm giảm nhiệt độ cho laptop và để  biết được chính xác nhiệt độ hiện tại trên laptop của bạn, bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ laptop hiện tại là bao nhiêu.

Cách kiểm tra nhiệt độ Laptop đang tăng cao

Để kiểm tra nhiệt độ máy laptop ta có thể thực hiện bằng nhiều cách, có thể là bằng hình thức cảm quan trực tiếp cảm nhận bằng tay hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ, sử dụng bằng cách vào Bios của máy tính.

Kiểm tra nhiệt độ laptop
Kiểm tra nhiệt độ laptop

1. Kiểm tra nhiệt độ laptop bằng cảm quan

Bằng cảm quan trực tiếp xúc giác bàn tay, bạn cũng có thể nhận thấy máy tính của chúng ta đang nóng lên, với cách nhận biết này chúng ta cảm nhận dược ngay, độ chính xác cũng tương đối, khi nhiệt độ máy tính cao hơn nhiệt độ cơ thể, ở mức khoảng 50 trên 50 độ là chúng ta đã cảm nhận vô cùng rõ rệt.

Tuy nhiên cách kiểm tra này cũng phụ thuộc vào môi trường, và chúng ta không biết chắc chắn rằng nhiệt độ hiện tại của laptop đang là bao nhiêu. Để có được thông số cụ thể chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ hoặc bằng cách dùng Bios trên máy tính.

2. Kiểm tra nhiệt độ laptop bằng cách vào trong Bios của máy 

BIOS còn được gọi là là Basic Input/Output System (tiếng việt là Hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản). Đây là hệ thống giúp chúng ta kiểm tra được các tính năng cơ bản của chiếc máy tính bạn đang sử dụng, cũng như có thể chỉnh sửa một số thứ có liên quan đến chiếc máy tính.

Vậy cách kiểm tra nhiệt độ máy tính thông qua Bios được thực hiện như thế nào ?

Có 2 dạng BIOS đó là : dạng UEFI va dạng LEGACY

Ở dạng LEGACY

Ở dạng này bạn có thể kiểm tra nhiệt độ máy Laptop bằng vài bước đơn giản như sau:

Restart lại máy – > Sau đó khi máy tính khởi động bật lại thì bấm vào BIOS ( hầu như các phím để mở BIOS là F2, F10, F12, DEL,…-> Tiếp đó bạn vào mục Power để xem những thông số về nhiệt độ mà tab hiển thị lên, cụ thể là ở mục CPU Temperature. Với cách làm như vậy bạn có thể kiểm tra được nhiệt độ con Chip của máy. Khi đó bạn sẽ biết nó có đang nằm ở mức độ cho phép hay không.

Ở dạng UEFI

Hiện nay, với nhiều những mainboard đời mới thì NSX đã nâng cấp lên BIOS UEFI với dạng này việc quan sát được nhiệt độ của CPU cực dễ dàng, bạn chỉ cần nhìn vào mục Temperature là thấy. Không những thế bạn hoàn toàn có thể xem được những thông số từ BIOS UEFI này như:

– Fan Speed, Voltage, …..

3. Cách kiểm tra nhiệt độ Laptop bằng những phần mềm hỗ trợ

Hiện nay để việc kiểm tra nhiệt độ máy tính được thực hiện một cách đơn giản hơn, các nhà phát triển phần mềm đã đưa ra hàng loạt những phần mềm kiểm tra, đo nhiệt độ máy tính hiệu quả, thực hiện đơn giản, cảm quan dễ dàng. Dung lượng không quá lớn sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra được nhiệt độ CPU, nhiệt độ máy tính và ngay cả chiếc VGA hiện tại đang dùng có quá nóng hay không.

Các phần mềm dễ sử dụng bao gồm 

Phần mềm Core Temp : 

Đây là phần mềm giúp bạn có thể hiển thị được từng Core (lõi) của CPU trong hệ thống của bạn. Nó sẽ hiển thị lên mức nhiệt độ mà máy bạn đang đạt được và giúp bạn có thể có những biện pháp xử lý một cách kịp thời để giúp giảm thiểu rủi ro khi nhiệt độ tăng quá cao.

Phần mềm này được nhiều người tin tưởng và sử dụng tương thích hầu hết với các loại CPU của AMD và cả INTEL

Tính năng chính: theo dõi nhiệt độ CPU, ghi nhận lại sự biến thiên của nhiệt độ, cảnh báo cho người dùng là nhiệt độ CPU đang tăng quá cao và đột ngột.

Phần mềm SpeedFan

Phần mềm này có thêm được việc tùy chỉnh tốc độ quạt bằng cách giap tiếp với chip điều khiển, theo dõi điện áp, nhiệt độ và tốc độ quạt của CPU trong máy tính của mình.

Ngoài ra, ứng dụng này còn có thể cho phép bạn kiểm tra được thông số RAM, điện áp, tần số và dung lượng RAM. Ứng dụng này còn có khả năng kiểm tra hiệu năng và độ bền của ổ cứng HDD hay SSD mà máy chúng ta sử dụng.

Tính năng chính: Theo dõi nhiệt độ, điện áp và tốc độ quạt của CPU, RAM, … Cảnh báo người dùng khi nhiệt độ quá cao. Thay đổi tốc độ quạt và điểu chỉnh để tăng hiệu năng làm mát hoặc giảm tiếng ồn.

Phần mềm Real Temp

Phần mềm này sẽ hơi khó hiểu một chút. Đó là nó cho chúng ta theo dõi cũng như là phân tích nhiệt độ hầu hết các loại chip xử lý đến từ AMD và INTEL. Khác với 2 phần mềm trên là Core Temp và SpeedFan, Real Temp là một phần mềm không những hiển thị được độ C của CPU mà nó còn hiển thị thông số khoảng cách TjMax (đây là một đơn vị đai diện cho nhiệt độ tối đa mà CPU có thể xử lý một cách an toàn và bình thường).

Mỗi khi CPU nóng lên, thì chỉ số TjMax sẽ giảm dần xuống cho đến khi còn 0 – Nghĩa là bộ vi xử lý của chiếc máy tính bạn đang dùng bắt đầu điều tiết các tiến trính hoạt động.

Ngoài ra, Real Temp còn có một tính năng đó chính là nếu nhiệt độ máy tính của bạn trở nên quá cao thì tính năng này sẽ tự động đóng các ứng dụng lại giúp hệ thống của bạn không bị quá tải.

Trên đây là những cách kiểm tra nhiệt độ Laptop nhanh hiệu quả, giúp bạn biết được nhiệt độ máy tính hiện tại là bao nhiêu, có ở mức an toàn hay không để có những biện pháp cụ thể, bảo tồn tuổi thọ cho máy tính của mình.

 

Từ khóa:

DMCA.com Protection Status Liên kết: Thabet | qh88 | qh 88 | johnwickvr.com